Ly hôn là chấm dứt mối quan hệ vợ chồng, khi mà hạnh phúc gia đình thật sự bị tan vỡ. Ngày nay, ly hôn là chuyện nhỏ khi không thể hàn gắn lại cuộc sống vợ chồng nhờ những điều luật và tư tưởng tiến bộ.

Cản trở ly hôn có thể bị phạt tù


Ly hôn thực chất là việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Đây là một điều mà không ai mong muốn, nhưng một khi mà hai người không thể tiếp tục chung sống, không thể đạt được mục đích hôn nhân thì ly hôn là điều đương nhiên sẽ xảy ra.

Trong xã hội cũ, với tư tưởng suy nghĩ lạc hậu, việc ly hôn bị xã hội lên án và hạn chế. Đặc biệt đối với những người phụ nữ, nên việc chủ động ly hôn là điều không thể chấp nhận được ở thời xưa. Vì vậy nhiều người sợ thành kiến, và sợ ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, của gia đình, và tiếp tục cam chịu cuộc sống hiện tại của mình

Trong đó bao gồm những vấn đề như không được yêu thương, tôn trọng; ngoại tình, bị hành hạ về thể xác và tinh thần; là nô lệ tình dục, là nạn nhân của những hành vi bạo lực gia đình… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần cũng như  tính mạng

Ngày nay, trong thời đại 4.0, thì xã hội đã thay đổi kèm theo rất nhiều tư tưởng tiến bộ. Ly hôn có phần thoáng hơn, và được xem là một chuyện rất bình thường trong xã hội. Tức là khi xã hội thừa nhận quyền tự do kết hôn thì cũng dễ dàng cho phép tự do ly hôn.

Xét theo góc độ luật pháp, ly hôn là một trong những quyền không ai được cấm của con người. Nhà nước thừa nhận ly hôn để đảm bảo được quyền tự do, giải quyết xung đột bế tắc trong cuộc sống hôn nhân. Vì vậy việc ly hôn là chuyện quá bình thường.

Để đáp ứng và theo kịp sự phát triển của xã hội thì những quy định về tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình đã có nhiều thay đổi đáng kể so với bộ luật hình sự cũ.

Nếu ai đó đang gặp phải một trong các vấn đề như  chúng tôi đã nêu trên thì ly hôn sẽ yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Luật quy định rõ về việc xét xử hành vi cản trở người khác ly hôn sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

Cũng theo điều 181 BLHS 2015 (sửa đổi 2017) nêu rõ :

Nếu người nào có hành vi cản trở hoặc cưỡng ép người khác không cho ly hôn bằng cách ngược đãi, hành hạ, yêu sách của cải, uy hiếp tinh thần hoặc bằng các thủ đoạn khác mà đã bị xử phạt hành chính theo điều 55 nêu trên, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm ; hoặc sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Ly hôn là chuyện nhỏ khi đối phương ngoại tình


Việc ngoại tình cũng sẽ bị xử phạt hành chính.
Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau :

Người đã có gia đình mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với một người khác. Hoặc người chưa có gia đình kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà đã biết rõ là đang có chồng/vợ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 3 triệu đồng

Lưu ý : Hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi làm cho gia đình, hoặc một trong 2 bên dẫn đến ly hôn, vợ/chồng/con cái vì thế mà tự sát, …

Theo đó, điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 quy định phạt tù với hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

+ Nếu người đã bị xử phạt hành chính tại điều 48 nêu trên, mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm, hoặc phạt tù 3 tháng đến 01 năm

+ Phạm tội khi đã có quyết định tiêu hủy việc kết hôn, hoặc bị tòa án buộc phải chấm dứt mối quan hệ trái với chế độ một vợ một chồng, mà vẫn duy trì mối quan hệ đó thì phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm