Thế nào là ly hôn giả?

Theo khoản 15 Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định: “Ly hôn giả là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số, hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân”

Pháp luật có quy định xử phạt hành vi ly hôn giả không?

Ly hôn giả được thực hiện dưới rất nhiều những hình thức và thủ đoạn khác nhau. Mục đích chủ yếu là thực hiện việc lách luật, và thực hiện những hành vi như trốn nợ, trốn thuế, và sinh con quá quy định, …

Như vậy, để trốn tránh nghĩa vụ tài sản là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được pháp luật nghiêm cấm theo điểm a Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Theo đó, thì hành vi ly hôn giả sẽ được xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng, dựa trên căn cứ Khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP

Ly hôn giả và hậu quả khó lường

Xử phạt hành chính chỉ là một trong những hậu quả của việc ly hôn giả. Bên cạnh đó, thì ly hôn giả giống như con dao 2 lưỡi, và việc làm này để lại những hệ lụy không ngờ

Về mặt đạo đức, thì hôn nhân là sự kết nối linh thiêng giữa vợ và chồng, là căn cứ pháp lý cho tình yêu thương giữa 2 người xa lạ không cùng huyết thống với nhau. Chúng ta chỉ ly hôn khi đã không còn tình cảm dành cho nhau, hoặc là không thể tiếp tục mối quan hệ vợ chồng khi gặp trắc trở nào đó

Trên thực tế, cho dù là ly hôn giả hay ly hôn thật thì đều có bản án giấy trắng mực đen của Tòa án, là cơ sở pháp lý để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng

Từ đó, các vấn đề liên quan đến quyền cũng như là nghĩa vụ như quyền nhân thân, quyền tài sản, … cũng bị chấm dứt theo. Ví dụ, khi phát hiện chồng hoặc vợ bạn ngoại tình thì lúc này bạn cũng không thể thực hiện quyền nhân thân vì hôn nhân đã chấm dứt cho dù là ly hôn giả.

Ngoài ra, thì có rất nhiều trường hợp ly hôn giả, chia tài sản cho người kia, sau đó trở thành người trắng tay

Sau đây là một trong những câu chuyện có thật sẽ giúp bạn hiểu được  hành vì ly hôn giả đưa đến kết quả nghiêm trọng như thế nào?

Ông T là một thương gia và có khối tài sản kếch xù. Đầu năm 2017, ông đã dùng tiền kiếm được để mua 6 căn nhà, nhưng nghe người ta khuyên nên chuyển nhượng bớt tài sản để tránh rủi ro

Ông T đã quyết định nhượng lại 6 căn nhà này cho vợ và làm thủ tục ly hôn giả, sau một thời gian suy nghĩ

Nhân lúc con gái đang du học ở nước ngoài, thì 2 vợ chồng ông đã tiến hành ly hôn giả. Trên thực tế, thì họ vẫn sống rất hạnh phúc.

Cho đến cuối năm 2017, thì vợ ông phát hiện mình bị ung thư, và bà đã viết di chúc giao lại 6 căn nhà này cho ông T. Trong đó con gái không có quyền thừa kế, và trong di chúc bà vẫn gọi ông là “chồng”. Tuy nhiên thì cả 2 ông bà lại không đem di chúc này đi công chứng

Đến giữa năm 2018, thì con gái từ nước ngoài trở về, và biết chuyện bố mẹ đã ly hôn, cô nổi giận đùng đùng và thông báo cho ông bà ngoại.

Lúc này thì ông bà ngoại mới vỡ lẽ là con rể đã ly hôn con gái mình, nên khăng khăng cho rằng ông T không còn đủ tư cách để thừa kế tài sản

Lúc này ông T mới vỡ lẽ hành động ly hôn giả lại gây ra những hậu họa khôn lường như vậy. Ông cay đắng khi bỗng nhiên đang là người giàu có mà trở thành người không có chút tài sản nào

Theo luật thừa kế thì khi này con gái ông T sẽ được hưởng thừa kế từ mẹ, nhưng bà lại nói rõ là không thừa kế cho con. Vì bản di chúc không được sự công nhận của pháp luật, nên vụ việc lại càng trở nên phức tạp hơn.

Luật sư tư vấn ly hôn TDV của chúng tôi khuyên bạn dù với bất kỳ lý do gì, dù trong hoàn cảnh nào thì  cũng không nên ly hôn giả. Bởi hậu quả mà nó để lại là không thể tính toán trước được.

Liên quan đến các vấn đề pháp lý ly hôn, chia tài sản, đất đai hay các lĩnh vực khác, bạn đều có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng trước khi quyết định