Xin chào luật sư!

Tôi và vợ đã làm đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân huyện,  chúng tôi ly hôn trường hợp thuận tình. Không có sự tranh chấp về tài sản và về quyền nuôi con. Công việc của tôi hiện tại rất bận rộn, và thường xuyên phải đi công tác tỉnh, có lần tôi phải đi cả nửa tháng mới về. Vì vậy tôi không thể lên Tòa án nhân dân để giải quyết ly hôn được. Vậy luật sư cho tôi xin hỏi ly hôn ủy quyền cho người khác có được không? Cụ thể là tôi muốn ủy quyền cho Luật sư có được không? Rất mong được luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc này.



Chào bạn!

Trước tiên, Luật TDV xin gửi lời cảm ơn đến bạn đã gửi câu hỏi ly hôn ủy quyền cho luật sư được không? Chúng tôi bộ phận luật sư tư vấn ly hôn xin tư vấn cho bạn về trường hợp ly hôn ủy quyền như sau:

Việc yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tại điều 51, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Theo Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ và chồng cả hai đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ và những người thân thích khác đều có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc là chồng do bị bệnh tâm thần hoặc là bị mắc những bệnh khác không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, đồng thời người này là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, ảnh hướng đến sức khỏe, cũng như là tinh thần của họ.

3. Người chồng không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc là đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ theo điều 85, của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về người đại diện trong tố tụng dân sự như sau:

Điều 85. Người đại diện

1. Người đại diện tố tụng dân sự sẽ bao gồm người đại diện theo pháp luật và theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc là pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Người đại diện theo pháp luật quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền cũng như là lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động và tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện là tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động và tham gia việc tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

Trường hợp có người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp hoặc cùng một đơn vị thì họ sẽ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động và tham gia tố tụng tại Tòa án.

4. Người đại diện ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Còn đối với vấn đề về ly hôn thì đương sự sẽ không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc là người thân thích khác yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình (LHNGD) thì họ là người đại diện.

Trong khoản 4, điều 85, thuộc Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định “đối với việc ly hôn, đương sự không được phép ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng dân sự.

Chính vì vậy mà việc ly hôn của bạn không thể ủy quyền cho người khác được, vì vậy thì bạn nhất định phải đến Tòa án nhân dân để giải quyết ly hôn nếu muốn giải quyết ly hôn. Ly hôn ủy quyền cho Luật sư Tòa án nhân dân sẽ không chấp nhận. Nên bạn thu xếp công việc đến giải quyết ly hôn. Nếu bạn bận thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân di chuyển thời gian sang ngày khác để bạn có thể tham gia vụ án ly hôn cho hợp lý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc ly hôn ủy quyền mà bạn thắc mắc. Hi vọng bạn có thể thu xếp được thời gian để vụ án ly hôn được kết thúc sớm hơn.