Một khi cuộc sống hôn nhân bị rạn nứt, vợ và chồng không còn tìm được sự hòa hợp trong tiếng nói và hướng đi chung cùng nhau thì ly hôn cách giải quyết tốt nhất cho cả hai. Có hai dạng ly hôn chủ yếu hiện nay là đồng thuận và đơn phương. Vậy, ly hôn đơn phương dễ hay khó? So với ly hôn đồng thuận và làm cách nào để kết thúc cuộc hôn nhân nhanh chóng nhất?



Theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Rõ ràng căn cứ theo quy định trên thì vợ hoặc chồng đều có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn khi cảm thấy không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân của mình . Nhưng trong thực tế, có rất nhiều trường hợp đơn phương ly hôn, mà bên kia không đồng ý, đã tìm đủ mọi cách gây khó dễ, cản trở, khiến việc giải quyết ly hôn kéo dài, phức tạp... Để giải quyết được những vụ việc ly hôn như thế, phải tốn rất nhiều thời gian, công sức của đương sự và tòa án.

Sau đây là những vướng mắc có thể gặp phải khi một bên yêu cầu xin ly hôn mà bên kia không đồng ý

Trường hợp 1: Bên nguyên đơn khởi kiện không có các giấy tờ cần thiết theo luật ly hôn:
Một trong những vấn đề đầu tiên thường gặp phải đối với ly hôn đơn phương là bên nguyên đơn khởi kiện thường không có giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật để nộp lên Tòa án như: không giữ bản chính Giấy đăng ký kết hôn, không có CMND và Hộ Khẩu của bên bị đơn, không có Bản sao Giấy khai sinh của con….

Trong trường hợp này, hướng xử lý như sau:

+ Về Giấy đăng ký kết hôn: có thể đến UBND xã/phường nơi đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.

+ Về Giấy khai sinh của con: có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.

+ Về CMND hoặc Hộ khẩu của bên kia: Trình báo lên Tòa án huyện nơi bị đơn cư trú  để  liên hệ với công an cấp xã/ phường nơi bị đơn đang cư trú xin Giấy xác nhận cư trú của bị đơn.

Trường hợp 2: Bị đơn cố ý vắng mặt trong các phiên hòa giải. Hoặc tranh chấp về việc chia tài sản chung, quyền nuôi con chung, khiến vụ án trở nên phức tạp, rối rắm, xử lý kéo dài, với mục đích phá hoại

Hướng xử lý khi gặp tình cảnh này như sau:

Trong trường hợp này, nếu bị đơn yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản chung, vấn đề nợ chung thì điều đầu tiên là phải yêu cầu bị đơn đóng tạm ứng án phí cho những yêu cầu của mình.
Nếu hết thời gian quy định đóng án phí do Tòa yêu cầu mà bị đơn không đóng thì Tòa án có nghĩa vụ tiếp tục giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương cho nguyên đơn.

Bên cạnh đó, việc chứng minh các khoản nợ đó có thực hay không cũng là một khó khăn, yêu cầu bị đơn chứng minh, nếu không sẽ tách giải quyết bằng một vụ kiện khác, về sau. Trên thực tế, ly hôn còn có những vướng mắc, phức tạp về tranh chấp, phân chia tài sản, nợ nần. Để việc giải quyết ly hôn được đơn giản, nhanh chóng, đương sự có thể tách ra, giải quyết việc ly hôn và con chung trước. Phần tài sản, nợ chung các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được, sẽ giải quyết bằng một vụ kiện khác